Nội dung tư tưởng Nho_lâm_ngoại_sử

Trong Nho lâm ngoại sử, Ngô Kính Tử đã miêu tả rất nhiều nhà Nho, tốt có, xấu có, nhưng chung quy có thể làm bốn loại:

Từ bức tranh phong phú và sinh động về làng nho nói trên, Ngô Kính Tử đã miêu tả, châm biếm, lên án và đả kích sâu cay chế độ khoa cử phong kiến Trung Quốc, đặc biệt là thời kỳ nhà Thanh dưới các triều đại Khang Hy, Càn Long, đả kích việc sử dụng văn bát cổ để tuyển chọn nhân tài. Chế độ khoa cử dưới thời kỳ này đã mất hết ý nghĩa tích cực, bị biến thành giáo điều, hình thức, chủ yếu đào tạo ra những "con vẹt", làm tha hoá nhân cách thanh cao, trong sạch của các nhà Nho chứ không hề giúp ích gì cho việc mở mang phong hoá.

Giáo sư Trương Trọng Thuần đã nói:

Khoa cử là mắt xích quan trọng hệ thống kiến trúc thượng tầng phong kiến. Ngô Kính Tử đã tập trung tâm huyết công kích nó, từ đó mà phủ nhận toàn bộ chế độ phong kiến[2].

Lỗ Tấn cũng nhận xét:

Đến Chuyện làng nho của Ngô Kính Tử ra đời, mới lấy công tâm chỉ trích những cái tệ lậu của thời đại, mũi nhọn nhằm thẳng vào làng nho, văn vừa buồn, vừa vui, nhẹ nhàng nhưng hay châm biếm. Thế là trong tiểu thuyết bắt đầu có một bộ xứng đáng gọi là tác phẩm châm biếm[3].

Tư tưởng châm biếm, đả kích của Nho lâm ngoại sử có ảnh hưởng lớn đến các tác phẩm sau này như Nhị thập niên mục đổ chi quái hiện trạng, Quan trường hiện hình ký, Lão tàn du ký, Nghiệt hải hoa và Hải Thượng Hoa liệt truyện[4].